Bảo hiểm du lịch là gì ?

Cũng giống như các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhà chung cư, bảo hiểm tai nạn cá nhân, hay bảo hiểm ô tô, bảo hiểm du lịch  sẽ chi phí bất ngờ là có thể xảy ra ở trong hành trình đi du lịch, hay công tác, và trong một số trường hợp, những chi phí này có thể cực kỳ tốn kém. Một số rủi ro như chuyến bay bị hủy bỏ, khách sạn hủy. Hay khách du lịch bị bệnh hay tai nạn…. Bảo hiểm du lịch chi trả cho các chi phí nằm viện. Hủy bỏ chuyến đi và hàng chục rủi ro sự kiện bất ngờ khác như mất hành lý, trễ chuyến bay….

Các loại hình bảo hiểm du lịch

  • Sản phẩm bảo hiểm du lịch được thiết kế đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân. Doanh nghiệp đi du lịch hoặc các công ty đơn vị lữ hành tổ chức tour du lịch trong nước.
  • Bảo hiểm du lịch xin visa châu âu, schengen
  • Bảo hiểm du lịch trong nước
  • Bảo hiểm cho các công ty du lịch. ( bảo hiểm cho khách hàng tham gia một số tour du lịch cụ thể )

Bảo hiểm Du lịch ở Việt Nam có thể được phân loại theo những hình thức sau:

  • Bảo hiểm Du lịch cá nhân. Là chương trình Bảo hiểm Du lịch. Được thiết kế dành riêng cho đối tượng khách hàng tham gia là cá nhân. Các chương trình bảo hiểm này được thiết kế với quyền lợi cố định. Và các phí bảo hiểm thông thường phân theo độ tuổi tham gia.
  • Bảo hiểm Du lịch gia đình. Là chương trình Bảo hiểm Du lịch dành cho tất cả các thành viên trong gia đình. Theo đó phí bảo hiểm cho nhóm gia đình sẽ được giảm đi nhờ việc phân chia rủi ro. Một số gói bảo hiểm có thể cho phép các thành viên sử dụng chung quyền lợi bảo hiểm. Khi quyền lợi của các thành viên còn lại bị hết hạn mức.
  • Bảo hiểm Du lịch nhóm. Là các chương trình bảo hiểm dành cho nhóm người được bảo hiểm tham gia với cùng quyền lợi. Nhưng phí bảo hiểm có thể giống nhau hoặc phân theo độ tuổi. Đây có thể là những chương trình dành cho doanh nghiệp. Do vậy quyền lợi bảo hiểm có thể được thay đổi linh hoạt. Theo nhu cầu của doanh nghiệp và ngân sách tham gia. Việc tái tục bảo hiểm căn cứ theo tỷ lệ bồi thường chung của cả nhóm.

Quyền lợi của bảo hiểm du lịch PVI

Đơn bảo hiểm du lịch. Được thiết kế nhằm chủ yếu đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tham gia. Do vậy đơn bảo hiểm sẽ tập trung vào các quyền lợi cơ bản như sau:
Quyền lợi tai nạn. Đơn bảo hiểm sẽ chi trả tối đa theo số tiền bảo hiểm. Trong trường hợp tử vong hay thương tật vĩnh viễn bộ phận do tai nạn. .
Quyền lợi Chi phí y tế. Đơn bảo hiểm sẽ chi trả những chi phí khám chữa bệnh Nội trú và Ngoại trú. Do ốm đau hay tai nạn phát sinh trong chuyến đi. Lưu ý đa số các đơn bảo hiểm sẽ loại trừ các bệnh đặc biệt hay bệnh có sẵn. Do vậy bạn cần yêu cầu tư vấn kỹ trước khi tham gia. Ngoài ra đơn bảo hiểm có thể mở rộng các quyền lợi bảo hiểm y tế bổ sung như trợ cấp ngày nằm viện, chi trả các chi phí y tế tiếp theo.
Quyền lợi Trợ cứu y tế. Đơn bảo hiểm chi trả Vận chuyển khẩn cấp. Người được bảo hiểm tới cơ sở y tế gần nhất có khả năng cung cấp dịch vụ y tế thích hợp. Ngoài ra có thể chi trả các chi phí khác như Hồi hương. Vận chuyển thi hài, bảo lãnh viện phí. Nội dung này rất quan trọng đặc biệt khi bạn mua bảo hiểm du lịch xin visa châu âu khối schengen. Điều khoản này phải được đáp ứng và bạn cần hỏi rõ phía nhà cung cấp có quyền lợi này không nhé?
Quyền lợi Hỗ trợ du lịch: Đây là điểm đặc thù của đơn bảo hiểm du lịch với các quyền lợi cụ thể như hỗ trợ thông tin trước chuyến đi, hành lý bị mất cắp, chuyến bay bị hủy, rủi ro không tặc, ….
Ngoài ra tùy theo từng sản phẩm được thiết kế các quyền lợi bảo hiểm bổ sung sẽ được chi trả thêm như quyền lợi như trách nhiệm cá nhân. Rủi ro hỏa hoạn nhà khi gia chủ đi du lịch ..vv

Các trường hợp loại trừ thường gặp của Bảo hiểm du lịch

Thông thường đơn bảo hiểm du lịch sẽ loại trừ các nội dung sau:
– Bệnh tật hay tổn thương có sẵn bệnh. Hay khuyết tật bẩm sinh, nhiễm HIV, AIDS và các bệnh liên quan đến AIDS.
– Bệnh mãn tính cho dù phát hiện trước hay trong thời gian bảo hiểm bao gồm. Bệnh trĩ, chứng thoát vị, amidan dẫn đến phẫu thuật, dị tật vách ngăn mũi hoặc xương xoắn mũi. Cường tuyến giáp, đục nhân mắt, bệnh xoang phải phẫu thuật, bệnh lạc màng trong tử cung. Bệnh lao, rò hậu môn, viêm túi mật, sỏi các loại, dị tật hay bệnh về bàng quang hay niệu đạo. Cao huyết áp hoặc bệnh tim mạch, u dạ dày hoặc tá tràng, tật vẹo ngón chân ra ngoài, tất cả các loại u thông thường hay u ác tính, ung thư, rối loạn máu hay tủy xương, bệnh đái đường.
– Nổi loạn và đình công, chiến tranh (cho dù có tuyên bố hay không), xâm lược, hành động ngoại xâm, nội chiến, cách mạng, bạo loạn dân sự, quyền lực quân sự hay tiếm quyền, việc thi hành nhiệm vụ như một thành viên của lực lượng quân đội, hay công an, hoặc đơn vị thi hành luật.
– Liên quan một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới các “Hoạt động khủng bố”. Điểm loại trừ này vẫn được áp dụng cho dù có một nguyên nhân hay sự kiện nào khác, dưới bất kỳ hình thức nào, đóng góp đồng thời hoặc dẫn tới thương tật thân thể.

Bảo hiểm du lịch – Những câu hỏi thường gặp

Bảo hiểm du lịch theo Luật của Việt Nam

Theo luật pháp Việt Nam. Theo quy định của luật du lịch Việt Nam. Việc mua bảo hiểm du lịch là quyền lợi của du khách. Quy định trong điều 45, mục 2, chương VI về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh du lịch nội địa trong luật du lịch Việt Nam năm 2005 nêu rõ ” các doanh nghiệp lữ hành phải tiến hành mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch nội địa trong thời gian thực hiện chương trình du lịch khi khách du lịch có yêu cầu”.
Đối với các doanh nghiệp lữ hành, du lịch thì theo quy định về quyền và nghĩa vụ của công ty lữ hành khi đưa hành khách đi du lịch nước ngoài là: Các công ty lữ hành quốc tế của Việt Nam phải mua bảo hiểm du lịch cho hành khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài trong thời gian thực hiện chương trình du lịch.

Vì sao bạn cần mua bảo hiểm du lịch ?

  • Những chuyến đi du lịch của bạn từ trước tới giờ có thể an toàn. Nhưng điều đó không có nghĩa là những chuyến tiếp theo cũng sẽ như vậy. Những rủi ro có thể xảy đến bất cứ lúc nào như trì hoãn chuyến bay. Làm bạn không check-in được khách sạn, mất hộ chiếu hay giấy tờ tùy thân. Dị ứng với thực phẩm địa phương hay bị bệnh với chi phí ngoại hoặc nội trú đắt đỏ.
  • Vì thế, để giảm thiểu rủi ro này và mang đến cảm giác thoải mái. Yên tâm hơn trước khi lên máy bay, hãy xem xét việc mua bảo hiểm du lịch. Gói bảo hiểm du lịch sẽ là tấm vé an toàn cho bạn khi gặp những tình huống đáng tiếc, để chuyến đi an toàn và vui vẻ.
  • Đối với một số nước trong khối liên minh Châu u, Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, việc bạn phải đăng ký dịch vụ bảo hiểm du lịch còn là yêu cầu bắt buộc trước khi xin visa hoặc nhập cảnh vào nước sở tại.

Khi nào nên mua bảo hiểm du lịch ?

Với Bảo hiểm du lịch PVI bạn có thể mua bảo hiểm du lịch ngay trước khi bắt đầu cuộc hành trình vài giờ đồng hồ. Thủ tục điền thông tin và thanh toán khá đơn giản. Bạn chỉ cần điền thông tin cá nhân và thông tin chuyến đi trên trang đăng ký trực tuyến của nhà cung cấp và thanh toán ngay trên đó.

Đối với các nhà cung cấp chưa hỗ trợ thanh toán trực tuyến. Bạn nên cân nhắc mua bảo hiểm du lịch trước 4-7. Ngày để đảm bảo nhận được các chứng từ (thẻ bảo hiểm, đơn bảo hiểm) qua bưu điện kịp lúc trước chuyến đi nhé.

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến phí mua bảo hiểm du lịch?

Các yếu tố sau sẽ ảnh hưởng đến phí mua bảo hiểm du lịch của bạn:

Loại hình bảo hiểm: Bảo hiểm chuyến hoặc Bảo hiểm năm:

“Bảo hiểm chuyến” bảo hiểm cho một chuyến đi không quá 182 (hoặc 180) ngày tuỳ vào quy định của các nhà cung cấp bảo hiểm.
“Bảo hiểm năm” bảo hiểm cho nhiều chuyến đi liên tục của bạn trong năm. Mỗi chuyến không quá 90 (hoặc 180) ngày tuỳ vào quy định của các nhà cung cấp bảo hiểm.
Bạn có thể cân nhắc số lượng ngày mình di chuyển. Để lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp với tổng chi phí tốt nhất cho mình.

Số lượng cần được bảo hiểm: Cá nhân hay gia đình?

Thông thường bảo hiểm gia đình (cho bố, mẹ và con cái dưới 18 tuổi hoặc dưới 23 nếu còn đi học) sẽ gấp đôi phí mua bảo hiểm cá nhân.

Lưu ý với trẻ em dưới 1 tuổi* và người lớn trên 70 tuổi* sẽ không được cân nhắc mọi quyền lợi bảo hiểm. Đôi khi giá trị bồi thường sẽ giảm xuống còn 30% so với mức của một gói bảo hiểm du lịch cơ bản. Đôi khi nhà cung cấp sẽ từ chối bán cho các đối tượng nằm ngoài khung tuổi quy định. Bạn nên chú ý tìm hiểu nhà cung cấp bảo hiểm có giới hạn độ tuổi bao nhiêu để chọn sản phẩm và quyền lợi phù hợp.

*tuỳ quy định của từng nhà cung cấp bảo hiểm

Nơi đi du lịch:

Đi càng xa phí sẽ cao bạn nhé. Bạn cũng nên lưu ý những quốc gia đang có chiến sự hoặc tranh chấp sẽ không được bảo hiểm. Bạn nên tìm hiểu kĩ với nhà cung cấp bảo hiểm của mình.

Thời gian đi du lịch:

Đi càng lâu phí sẽ tăng thêm. Bạn lưu ý đừng đi hơn giới hạn đã được quy định: tối đa 180 (hoặc 182) ngày đối với bảo hiểm chuyến và không quá 90 (hoặc 180) ngày cho mỗi chuyến đi đối với gói bảo hiểm năm.

Bạn có tham gia các hoạt động mạo hiểm hay không?

Nếu bạn có các hoạt động rủi ro cao như leo núi, nhảy bungee, v.v. thì phí bảo hiểm của bạn sẽ cao hơn một chút. Đây cũng là những trường hợp sẽ được cân nhắc quyền lợi bổ sung cho đơn bảo hiểm của bạn.

Rất có thể bạn đã được bảo hiểm cho chuyến đi của mình rồi! !

Nếu bạn có một chiếc thẻ tín dụng quốc tế. Có thể bạn đã được ngân hàng tặng gói bảo hiểm du lịch. Mỗi khi bạn di chuyển và sử dụng thẻ tại nước ngoài. Các sản phẩm bảo hiểm du lịch này được cung cấp bới các công ty bảo hiểm. Và bạn nên tham khảo ngân hàng của mình thông tin về gói bảo hiểm có sẵn này về các quyền lợi mà mình sẽ được bảo vệ nhé.

Tương tự, khi mua vé máy bay, có thể bạn đã được hãng bay tặng kèm gói bảo hiểm du lịch. Thông thường các gói bảo hiểm du lịch này sẽ có những quyền lợi cơ bản. Nếu bạn muốn bổ sung thêm các quyền lợi cao cấp hơn, bạn nên mua trực tiếp từ nhà cung cấp bảo hiểm.

Mua bảo hiểm du lịch rồi, bạn cần làm gì tiếp theo?

Bạn mua bảo hiểm du lịch rồi, bạn cần làm gì tiếp theo?

Ngoài việc đem theo thẻ bảo hiểm với số điện thoại khẩn cấp cùng bản tóm tắt các quyền lợi mình được bảo hiểm trong ví, bạn cũng nên tìm hiểu quá trình bồi thường để lường trước các chứng từ, giấy tờ cần giữ lại khi đi du lịch nhé.

Một vài lời khuyên để quá trình bồi thường dễ dàng hơn cho bạn khi sự cố không may xảy ra:

  • Thông báo càng sớm càng tốt với nhà cung cấp khi có sự cố. Bạn nên tìm hiểu thời hạn cần phải thông báo để đơn bồi thường của bạn không bị quá hạn quy định nhé!
    • “Thông thường, KH cần thông báo tổn thất cho công ty bảo hiểm trong vòng 30 ngày kể từ khi phát sinh sự cố có thể dẫn đến khiếu nại. Có thể thông báo tổn thất bằng điện thoại, email, thư hoặc fax​.” (Liberty Insurance)
  • Thông báo cho cảnh sát gần nhất và có biên bản xác nhận của họ ngay khi sự cố xảy ra.
  • Luôn luôn giữ hoá đơn, biên nhận của những món đồ đắt tiền (điện thoại, laptop, v.v.), xác nhận rút tiền mặt tại ATM và các khoản chi lớn.

Bạn có thể tham khảo các chứng từ cần chuẩn bị cho một hồ sơ bồi thường của Bảo hiểm du lịch PVI dưới đây:

Quyền lợi được bồi thườngQuyền lợi được bồi thường

Chứng từ chứng minh tổn thất

Tai Nạn Cá Nhân: Tử vong do Tai nạn
  • Biên bản cảnh sát (bản gốc)
  • Giấy chứng tử (bản gốc)
  • Báo cáo khám nghiệm tử thi (nếu có)
  • Bản sao CMND của người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm
Tai nạn cá nhân: Thương tật toàn bộ vĩnh viễn
hay
Tai nạn cá nhân: mất chân tay hay mất thị lực toàn bộ
  • Đơn yêu cầu bồi thường tai nạn cá nhân
  • Báo cáo y tế (bản gốc) có nêu rõ chẩn đoán và bệnh sử, triệu chứng bệnh
  • Biên bản cảnh sát (bản gốc)
  • Biên bản chi tiết về tai nạn (như thế nào, thương tật gì…)
Chi phí y tế
  • Chứng từ y tế (bản gốc các hóa đơn thuốc, toa thuốc, biên nhận)
  • Hóa đơn của bệnh viện (bản gốc)
  • Hóa đơn của xe cứu thương (bản gốc)
  • Báo cáo y tế có nêu rõ chẩn đoán và bệnh sử, triệu chứng bệnh
Chi phí y tế phát sinh khi trở về Việt Nam
  • Chứng từ y tế (bản gốc các hóa đơn thuốc, toa thuốc, biên nhận)
  • Hóa đơn của bệnh viện (bản gốc)
  • Báo cáo y tế có nêu rõ chẩn đoán và bệnh sử, triệu chứng bệnh
  • Biên bản tai nạn, hoặc thông báo ngay cho Trung tâm Dịch vụ Khách hàng của Bảo hiểm Liberty khi thương tật hoặc bệnh tật xảy ra (đối với trường hợp không thể điều trị tại nước ngoài)
Thăm bệnh ở nước ngoài
  • Báo cáo của bác sĩ/ bệnh viện nêu rõ thời gian nằm viện nhiều hơn 5 ngày khi đang ở nước ngoài
  • Hóa đơn mua vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông
Chi phí ăn ở bổ sung
  • Báo cáo của bác sĩ/ bệnh viện nêu rõ thời gian nằm viện nhiều hơn 5 ngày khi đang ở nước ngoài
  • Hóa đơn khách sạn
Huỷ/hoãn chuyến đi
  • Giấy chứng tử/ xác nhận của bác sĩ (trường hợp hủy chuyến đi do Người được bảo hiểm tử vong hoặc bị thương/ ốm đau nghiêm trọng)
  • Bằng chứng về mối liên hệ với Người được bảo hiểm (Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn…) nếu sự kiện bất khả kháng có liên quan đến người thân của Người được bảo hiểm
  • Hóa đơn ghi nhận số tiền đã nộp trước cho chuyến đi
  • Xác nhận của đại lý du lịch về khoản tiền được hoàn trả
  • Hóa đơn chi phí phạt do hủy chuyến đi
Rút ngắn chuyến đi
  • Hóa đơn mua thêm vé máy bay
  • Thư xác nhận của đại lý du lịch nêu rõ phần hành trình đã không được sử dụng theo kế hoạch ban đầu
  • Giấy chứng tử/ Xác nhận của bác sĩ (trường hợp rút chuyến đi do Người được bảo hiểm tử vong hoặc bị thương/ ốm đau nghiêm trọng)
  • Bằng chứng về mối liên hệ với Người được bảo hiểm (Giấy khai sinh, Giấy đăng ký kết hôn…) nếu sự kiện bất khả kháng có liên quan đến người thân của Người được bảo hiểm
  • Xác nhận/ Hóa đơn của khách sạn về chi phí lưu trú đã trả trước
Mất hoặc thiệt hại hành lý tài sản cá nhân
  • Biên bản bất thường của hãng hàng không/ hãng vận chuyển nếu hành lý bị mất hay hư tổn trong quá trình vận chuyển
  • Biên bản cảnh sát
  • Chi tiết của vật dụng bị mất/ hư hỏng bao gồm ngày mua, năm sản xuất, hình ảnh, v.v… (nếu có) kèm theo hóa đơn/ biên nhận mua hàng có tên người mua hàng của những vật dụng bị mất (bản gốc)
  • Báo giá sửa chữa/ Hóa đơn sửa chữa/ Hóa đơn thay thế
  • Chi tiết về khoản tiền được bồi hoàn bởi hãng vận chuyển hay bên phải chịu trách nhiệm về tổn thất

Lưu ý: Thông báo cho cảnh sát trong vòng 24 giờ kề từ lúc xảy ra tổn thất

Hành lý đến chậm
  • Lịch trình chuyến đi (cuống vé máy bay, bản sao phần xác nhận xuất nhập cảnh của hải quan)
  • Biên bản xác nhận hành lý đến chậm của hãng vận chuyển
  • Biên bản xác nhận ngày, giờ giao trả hành lý của hãng hàng không/ nhà vận chuyển

Lưu ý: Việc bồi thường cho trường hợp hành lý đến chậm chỉ được xem xét nếu xảy ra ở nước ngoài và chậm tối thiểu 6 giờ liên tục.

Mất tiền mặt và chứng từ du lịch
  • Biên bản cảnh sát
  • Chứng từ chứng minh số tiền bị mất (biên nhận rút tiền, biên nhận đổi tiền)
  • Hóa đơn/ Biên nhận chi phí làm lại hộ chiếu/ giấy thông hành
  • Hóa đơn khách sạn cho thời gian chờ cấp lại hộ chiếu
  • Hóa đơn chi phí đi lại phát sinh
  • Phí hành chính cho việc cấp/ mua lại vé máy bay

Lưu ý: Thông báo cho cảnh sát trong vòng 24 giờ kể từ lúc xảy ra tổn thất

Lỡ chuyến nối
  • Lịch trình chuyến đi
  • Giấy tờ du lịch như thẻ lên máy bay/ vé máy bay nêu rõ thời gian cất cánh thực tế và thời gian xuất phát của chuyến nối tiếp theo
  • Văn bản của hãng vận chuyển hoặc đại lý vận chuyển xác nhận chuyến nối bị chậm tại điểm kết nối
  • Hóa đơn/ biên nhận chi phí ăn ở phát sinh (bản gốc)

Lưu ý: Điểm kết nối chuyến phải ở ngoài nơi xuất phát của chuyến đi

Không tặc/Cướp máy bay Báo cáo của cảnh sát hoặc hãng hàng không xác nhận Người được bảo hiểm là nạn nhân của vụ không tặc, và độ dài vụ không tặc

Bảo hiểm du lịch nào tốt nhất ?

Hơn 30 công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại thị trường bảo hiểm Việt Nam đều có thể cung cấp bảo hiểm du lịch cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Bảo hiểm PVI là kênh tổng hợp và so sánh phí Bảo hiểm du lịch tốt nhất trên thị trường và giúp cho khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp và mua bảo hiểm trực tuyến.

Quý khách hàng gửi mail yêu cầu vào địa chỉ: info@pvibaohiem.vn

Hotline: 0989.038.880 hoặc 0937.848083

Kết nối với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/pvibaohiem.vn

4.8/5 - (26 Đánh giá)