bảo hiểm trách nhiệm

BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP

BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ VÀ TƯ VẤN GIÁM SÁT

BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ KIẾN TRÚC SƯ LÀ GÌ?

Vì sao cá nhân, tổ chức doanh nghiệp nên mua bảo hiểm trách nhiệm nghề kiến trúc sư và bảo hiểm trách nhiệm ngành tư vấn giám sát?

Trước khi tìm hiểu về bảo hiểm trách nhiệm ngành kiến trúc sư PVI, chúng ta cần hiểu rõ khai niệm của ngành kiến trúc và những người làm nghề kiến trúc sư. Ngành Kiến trúc (tiếng Anh là Architecture) là ngành đặc thù nằm giữa hai lĩnh vực nghệ thuật và kỹ thuật liên quan đến việc tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. Công việc của một Kiến trúc sư là thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức, cấu trúc của một công trình và cung cấp những giải pháp về kiến trúc ở các lĩnh vực xây dựng khác nhau xuất phát từ nhu cầu thực tế về nơi ở, vui chơi, làm việc.

Theo học ngành Kiến trúc, sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng về kiến trúc mỹ thuật như: công tác quy hoạch – thiết kế đô thị, khả năng lĩnh hội nghệ thuật kiến trúc, phương pháp luận sáng tạo, phương pháp sáng tác kiến trúc…

Ngoài ra, ngành Kiến trúc còn chú trọng đào tạo cho sinh viên các kỹ năng chuyên môn như: kỹ năng quan sát, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thực hành thông qua sử dụng các công cụ, phần mềm chuyên dụng để thực hiện ý tưởng, kỹ năng năm bắt tâm lý khách hàng… để vừa làm tốt công việc chính của một kiến trúc sư là tư vấn thiết kế, vừa có thể tự tin thuyết phục khách hàng.

Sự khác nhau giữa ngành Kiến trúc và ngành Thiết kế nội thất:

  • Ngành Kiến trúc đào tạo ra những nhà Kiến trúc sư để thiết kế kết cấu và kiến trúc công trình. Họ quan tâm đến những chi tiết trên bản vẽ để cho các nhà thầu xây dựng có thể lấy làm hướng dẫn để thi công công trình.
  • Ngành Thiết kế nội thất đào tạo ra những người làm công việc thiết kế và quản lý việc lắp đặt nội thất cho không gian. Họ có nhận thức sâu sắc về bố cục không gian sao cho nó được sắp xếp hợp lý dành cho sinh sống hay làm việc.
Bảo hiểm trách nhiệm của nghề kiến trúc sư là gì
Bảo hiểm trách nhiệm nghề kiến trúc sư là gì

Công việc của một kiến trúc sư là gì?

Kiến trúc sư chính là người chịu trách nhiệm thiết kế kiến trúc và quy hoạch các công trình. Họ hợp tác với các kỹ sư, chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau, chủ yếu về xây dựng, để đưa ra thiết kế hợp lý nhất cho công trình. Tuy nhiên, không hẳn tất cả các kiến trúc sư đều chỉ làm công việc thiết kế. Họ có thể hoạt động đa năng trong nhiều lĩnh vực khác để quản lý công tác thiết kế, quản lý công tác thi công thiết kế, đảm bảo cho công trình hoàn thành theo đúng kiến trúc và quy hoạch ban đầu.

Bảo hiểm trách nhiềm nghề nghiệp kiếm trúc sư, kỹ sư và tư vấn giám sát là loại hình bảo hiểm bồi thường cho những người làm nghề kiến trức sư, kỹ sư, tư vấn giám sát khi trong quá trình thực hiện công việc về dịch vụ xây dựng do bất cẩn, quên, thiếu sót gây ra những thương tật thân thể, thiệt hại về vật chất. Vì vậy bạn nên lựa chọn một gói bảo hiểm của công ty bảo hiểm uy tín để cchuyeenr giao những rủi ro này, bảo hiểm trách nhiệm ngành kiến trúc sư PVI là một trong những lựa chọn ấy.

Câu hỏi thường gặp

Kiến trúc sư tiếng anh là gì ?

architect

kiến trúc sư gồm những ngành nào

Kiến trúc học. ...
Công trình dân dụng. ...
Kỹ thuật xây dựng. ...
Công nghệ quản lý xây dựng. ...
Thiết kế môi trường. ...
Thiết kế công nghiệp. ...
Thiết kế nội thất. ...
Kiến trúc cảnh quan.

Quy tác bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

quy tắc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn ban hành kèm theo Quyết định số 44/QĐ-PVIBH ngày 31 tháng 07 năm 2011 của Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm PVI.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp - An tâm cho từng dự án
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp – An tâm cho từng dự án
4.9/5 - (46 Đánh giá)
Đối tượng tham gia bảo hiểm trách nhiệm PVI Hà Nội

Đối tượng tham gia bảo hiểm trách nhiệm PVI

Đối tượng tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế là các lĩnh vực ngành nghề cụ thể sau:

  • Kiến trúc cảnh quan (tiếng Anh là Landscape Architecture) là một lĩnh vực ngành chuyên sâu về tổ chức không gian với các giá trị thẩm mỹ, môi trường và văn hóa đặc thù. Kiến trúc cảnh quan liên quan đến việc lập kế hoạch phát triển, thiết kế, quản lí, bảo tồn và phục chế lại cảnh quan của khu vực và địa điểm xây dựng của con người.

Phạm vi hoạt động của Kiến trúc cảnh quan liên quan đến thiết kế kiến trúc, thiết kế tổng mặt bằng, phát triển bất động sản, bảo tồn và phục chế môi trường, thiết kế đô thị, quy hoạch đô thị, thiết kế các công viên và các khu vực nghỉ ngơi giải trí và bảo tồn di sản. Người hoạt động trong lĩnh vực Kiến trúc cảnh quan được gọi là Kiến trúc sư cảnh quan.

Các nhà hoạt động trong lĩnh vực Kiến trúc cảnh quan ứng dụng kỹ năng, kỹ thuật và sáng tạo, khoa học, các hiểu biết về kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội trong việc bố trí có ý đồ cho các yếu tố tự nhiên và nhân tạo trên bề mặt Trái đất, trong đó có sự quan tâm tới việc quản lý và bảo tồn nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo. Các giá trị môi trường sẽ đáp ứng các mục đích công năng, thẩm mỹ, an toàn và hưởng thụ cho con người.

Ngành Kiến trúc cảnh quan đào tạo những Kỹ sư Kiến trúc cảnh quan có trình độ khoa học kỹ thuật tổng hợp và có năng lực quy hoạch, thiết kế và quản lý những không gian trống trong đô thị, các khu dân cư, khu danh lam thắng cảnh. Ngành học ngày trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng hợp, liên ngành về kỹ thuật công trình xây dựng, quy hoạch, thiết kế cảnh quan, thực vật, sinh thái, môi trường và nghệ thuật; có năng lực sáng tạo nghệ thuật và kỹ năng biểu đạt thẩm mỹ trong lĩnh vực quy hoạch thiết kế cảnh quan. Có khả năng lập các phương án quy hoạch, thiết kế, cải tạo, quản lý cảnh quan, giám sát, tổ chức chỉ đạo thi công công trình cảnh quan và sử dụng thành thạo phương pháp, công cụ thể hiện mô hình công trình cảnh quan.

  • Thiết kế nội thất (tiếng Anh là Interior Design) là ngành tổng hợp của nghệ thuật, mỹ thuật và khoa học kỹ thuật dựa trên sự phối hợp hài hòa màu sắc, ánh sáng, thẩm mỹ kiến trúc, các vật trang trí để thiết kế không gian sống, không gian làm việc, không gian thư giãn…

Ngành Thiết kế nội thất trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng hợp về phương pháp luận và thực hành, trải nghiệm thực tế trong công việc thiết kế nội thất, kết hợp giữa lĩnh vực thiết kế, trang trí, kiến trúc, mỹ thuật, thương mại và các phương tiện, công nghệ mới…

Chương trình đào tạo của ngành Thiết kế nội thất sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về mỹ học, văn hóa, luật phối cảnh, lịch sử thiết kế nội thất, nguyên lý thiết kế nội thất, nhân trắc học, vật liệu, âm thanh và ánh sáng các hệ thống đồ án thiết kế đồ đạc, nhà ở, cửa hàng, văn phòng, khách sạn… Sinh viên tốt nghiệp ngành này có khả năng cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật liên quan đến thiết kế nội – ngoại thất; có thể thiết kế nội thất hoàn chỉnh; tổ chức thi công các hạng mục của công trình nội – ngoại thất theo những phong cách khác nhau, từ cổ điển đến hiện đại.

  • NGÀNH KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

Cơ sở hạ tầng được hiểu là toàn bộ những điều kiện vật chất, kỹ thuật, cơ chế hoạt động, thiết chế xã hội được trang bị các yếu tố vật chất và môi trường phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống con người.

Kỹ thuật cơ sở hạ tầng (tiếng Anh là Infrastructure Engineering) là ngành học về quy hoạch, xây dựng đồng bộ và hiện đại hóa các công trình hạ tầng kỹ thuật.

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật hạ tầng cơ sở trang bị cho sinh viên những kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở và kiến thức kỹ thuật chuyên môn vững chắc, năng lực thực hành nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế – xã hội, làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật của ngành hạ tầng cơ sở, có chuẩn mực đạo đức cao trong nghề nghiệp, trung thành với Tổ quốc, phục vụ tốt đất nước và xã hội.

Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật hạ tầng cơ sở, sinh viên có khả năng tham gia xây dựng dự án, lập dự án, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành và khai thác các hệ thống kỹ thuật hạ tầng cơ sở về nhà, giao thông, nước ở vị trí công việc khác nhau của kỹ sư: thiết kế, vận hành khai thác, sửa chữa, quản lý sản xuất hoặc giảng dạy, nghiên cứu.

Phạm vi bảo hiểm trách nhiệm PVI Hà Nội

Phạm vi bảo hiểm trách nhiệm PVI

Theo quy tắc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn ban hành kèm theo Quyết định số 44/QĐ-PVIBH ngày 31 tháng 07 năm 2011 của Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm PVI.

Bảo hiểm PVI sẽ bồi thường cho Người được bảo hiểm bất kỳ khiếu nại nào được lập lần đầu tiên nhằm chống lại Người được bảo hiểm và được thông báo đến Bảo hiểm PVI trong thời hạn của Hợp đồng bảo hiểm. Căn cứ vào các điều kiện, điều khoản, các điểm loại trừ và giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, Bảo hiểm PVI sẽ bồi thường cho Người được bảo hiểm trách nhiệm pháp lý đối với các bên thứ ba cho bất kỳ khiếu nại nào của bên thứ ba khi đáp ứng các yêu cầu dưới đây:

Bất kỳ khiếu nại nào của bên thứ ba phải:

i) là các thiệt hại được bồi thường, bao gồm các chi phí khiếu nại và các khoản chi phí được Người được bảo hiểm chấp thuận; và

ii) là thương tật con người, thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại công trình xây dựng phát sinh do nhầm lẫn sơ xuất, lổi sơ xuất hoặc những hành động sơ xuất bị buộc là phạm phải hoặc (có thể) sơ ý phạm phải trong thời hạn bảo hiểm hoặc trong thời hạn hồi tố quy định tại Giấy chứng nhận bảo hiểm; và

iii) là khiếu nại được đưa ra lần đầu tiên nhằm chống lại Người được bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm; và

iv) phát sinh trong quá trình Người được bảo hiểm với tư cách là kiến trúc sư, kỹ sư, nhà thiết kế, tư vấn kỹ thuật và/hoặc giám đốc giám sát thi công thực hiện công việc thuộc chức năng nghề nghiệp chuyên môn như đã ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm, và

v) liên quan đến hành vi bất cẩn, sai sót  nhầm lẫn sơ xuất, lỗi sơ xuất hoặc hành động sơ xuất mà Người được bảo hiểm bị cáo buộc là đã và đang phạm phải sau ngày hồi tố được quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm trách nhiệm PVI là bao nhiêu?

Số tiền bảo hiểm trách nhiệm PVI

Số tiền bảo hiểm là mức trách nhiệm linh hoạt theo yêu cầu của người mua bảo hiểm, thông thường các mức trách nhiệm cơ bản tại các dự án được quy định ở mức từ 10 tỷ – 50 tỷ đồng.

Nếu bạn chưa biết nên lựa chọn mức trách nhiệm bảo hiểm là bao nhiêu cho hợp lý thì chắc chắn bạn nên liên hệ ngày với chuyên viên của bảo hiểm pvi để được làm rõ nhé.

Theo đó tổng mức trách nhiệm bao gồm cả phí tổn và chi phí bào chữa do Người được bảo hiểm chấp thuận sẽ không vượt quá số tiền này.

biểu phí bảo hiểm trách nhiệm bao nhiêu mỗi tháng

Biểu phí bảo hiểm trách nhiệm PVI

Như đã nêu trên, biểu phí bảo hiểm trách nhiệm nghề kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn sẽ linh hoạt và xác định cụ thể theo từng dự án, từng tính chất công việc của NĐBH.

Ví dụ như sau:

Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Xây Dựng ROMAN có nhu cầu tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư cho họ tại dự án A, với giá trị hợp đồng tư vấn là 2 tỷ đồng, bên phía chủ đầu tư yêu cầu mức trách nhiệm tối thiểu bên Roman phải tham gia là 5 tỷ.

Lúc này, số tiền bảo hiểm được thành lập là : 5 tỷ đồng

Tỷ lệ phí tạm tính : 0.55% Số tiền bảo hiểm

Vậy phí bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là : 0.55% x 5 tỷ = 27 triệu 500

 

 

quyền lợi bảo hiểm trách nhiệm PVI tối đa là bao nhiêu tiền

Quyền lợi bảo hiểm trách nhiệm PVI

  1. Các trách nhiệm pháp lý phát sinh bởi bất kỳ khiếu nại đòi bồi thường nào được lập lần đầu tiên nhằm chống lại NĐBH và được thông báo cho Bảo hiểm PVI trong thời hạn bảo hiểm do sự bất cẩn, sai sót hay thiểu sót của NĐBH trong khi thực hiện các công việc chuyên môn hay các trách nhiệm phát sinh từ công việc chuyên môn.
  2. Các chi phí, phí tổn phát sinh trong quá trình bào chữa hay giải quyết khiếu nại theo như Quy tắc bảo hiểm với điều kiện tổng các chi phí gộp lại không quá hạn mức trách nhiệm bồi thường và các khoản chi phí này sẽ được tính theo tỷ lệ tương ứng giữa số tiền phải trả để giải quyết khiếu kiện đó với giới hạn bồi thường.
  3. Bảo hiểm PVI sẽ bào chữa bất kỳ khiếu nại nào chống lại NĐBH đối với những tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm PVI, thậm chí nếu khiếu nại đó là vô căn cứ, gian lận, hoặc dối trá.
hướng dẫn Quy trình bồi thưởng bảo hiểm trách nhiệm PVI Hà Nội

Hướng dẫn quy trình bồi thưởng bảo hiểm trách nhiệm PVI

Khi nhận được khiếu nại từ Bên thứ ba, NĐBH có trách nhiệm thông báo ngay cho PVI:

Phía Bắc (từ Đà Nẵng trở ra Hà Nội):
Trung tâm CSKH Bảo hiểm PVI Phía Bắc

Tầng 19, Tòa nhà PVI Tower, số 1 Phạm Văn Bạch, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: (024)3768.2999 – Fax: (024)3795.5625

Phía Nam (từ Quảng Nam trở vào TP.HCM):
Trung tâm CSKH Bảo hiểm PVI Phía Nam
Tầng 1, Tòa nhà PV Gas Tower, 673 Nguyễn Hữu Thọ, Phước Kiển, Nhà Bè, TP.HCM.
ĐT: (028)6290.9118 – Fax: (028)6290.9108

Hotline: 1900 54 54 58

các trường hợp loại trừ bảo hiểm trách nhiệm PVI

Các trường hợp loại trừ bảo hiểm trách nhiệm PVI

Bảo hiểm Trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn sẽ không bảo hiểm cho:

  1. Những tổn thất được bảo hiểm theo phạm vi bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm xây dựng, lắp đặt liên hoặc các điều khoản phụ của hợp đồng đó.
  2. Khiếu nại trước thời hạn bảo hiểm
  3. Sự gian dối và không trung thực, hành vi tội phạm hay ác ý của NĐBH
  4. Thực hiện chuyên môn sai với hoạt động hành nghề thông thường
  5. Sự lợi dụng chức vụ của Giám đốc công ty hay người ủy quyền để thực hiện đảm nhận công việc một mình.
  6. Tổn thất phát sinh từ các khoản nợ thương mại hoặc cam kết nợ bên ngoài của NĐBH
  7. Tổn thất liên quan đến việc thực hiện hoặc thay mặt bởi các Thành viên gia đình trừ khi người đó hành động mà không có sự trực tiếp hay gián tiếp xui khiến hoặc phối hợp của NĐBH
  8. Vỡ nợ hay giải thể tổ chức
  9. Các điều khoản loại trừ chung theo công ước quốc tế

‑ Điều khoản loại trừ rủi ro khủng bố (NMA 2921)

‑ Điều khoản Cấm vận thương mại quốc tế

‑ Điều khoản loại trừ Amiăng tổng hợp

‑ Điều khoản loại trừ các khoản tiền bồi thường theo phán quyết của tòa mang tính trừng phạt (LGT 399) (1994)

‑ Điều khoản loại trừ Rủi ro năng lượng hạt nhân (NMA 1975a) (1994) và SR 482

‑ Điều khoản Làm rõ thiệt hại tài sản

‑ Điều khoản loại trừ rủi ro ô nhiễm và nhiễm bẩn

‑ Loại trừ tổn thất mạng máy tính (LMA5240)

‑ Điều khoản Loại trừ Rủi ro Chiến tranh và Nội chiến (LRMA G51‑Sửa đổi)

‑ Điều khoản Loại trừ Bệnh truyền nhiễm ‑ LMA5394

thuật ngữ thường dùng trong bảo hiểm trách nhiệm PVI Hà Nội

Các thuật ngữ thường dùng trong bảo hiểm trách nhiệm

  1. Hợp đồng bảo hiểm (Viết tắt là HĐBH): là sự thỏa thuận giữa Bên A và Bên B, theo đó Bên A phải đóng phí bảo hiểm và Bên B phải trả tiền bảo hiểm cho Người thụ hưởng hoặc bồi thường cho Bên A khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Các tài liệu của HĐBH bao gồm:
  • Bản câu hỏi đánh giá rủi ro và Giấy yêu cầu bảo hiểm của Bên A theo mẫu của Bên B kê khai đầy đủ, trung thực thông tin và hợp lệ (ngày tháng, chữ ký của người ký có thẩm quyền).
  • Quy tắc bảo hiểm, các điều khoản bổ sung (nếu có).
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm số
  • Các Phụ lục Hợp đồng bảo hiểm, Sửa đổi bổ sung (nếu có).
  1. Giấy Chứng nhận bảo hiểm (Viết tắt là GCNBH): Là văn bản tóm tắt các thông tin xác nhận bảo hiểm do Bên B phát hành trên cơ sở thông tin và yêu cầu của Bên A cung cấp.
  2. Quy tắc bảo hiểm: là văn bản do Tổng công ty Bảo hiểm PVI ban hành quy định chi tiết về điều kiện, điều khoản bảo hiểm và các điểm loại trừ áp dụng.
  3. Điều khoản bổ sung: là các thỏa thuận bằng văn bản được đính kèm theo HĐBH để mở rộng, thu hẹp và làm rõ phạm vi bảo hiểm đã được quy định hoặc chưa được quy định trong Quy tắc bảo hiểm và/hoặc các tài liệu của HĐBH.
  4. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm: là những trường hợp quy định Bên B không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
  5. Người thụ hưởng bảo hiểm: là Người được bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân được Bên A chỉ định để nhận tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
  6. Sự kiện bảo hiểm: là sự kiện khách quan thuộc phạm vi bảo hiểm được quy định trong Quy tắc bảo hiểm và Điều khoản bảo hiểm bổ sung (nếu có) quy dịnh tại Hợp đồng này mà khi sự kiện đó xảy ra thì Bên B phải trả tiền bồi thường cho Bên A hoặc Người thụ hưởng bảo hiểm.
  7. Số tiền bảo hiểm: là số tiền mà Bên A yêu cầu bảo hiểm cho các tài sản và trách nhiệm đối với bên thứ 3 của mình và Bên B đồng ý nhận bảo hiểm cho các tài sản và trách nhiệm đó. Đây là giới hạn mức trách nhiệm tối đa mà Bên B phải chi trả cho Bên A theo HĐBH;
  8. Mức khấu trừ: là số tiền tổn thất Bên A phải tự chịu trong mỗi và mọi sự cố xảy ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm và được xác định sau khi áp dụng tất cả các điều kiện và điều khoản khác của HĐBH bao gồm cả điều khoản về bồi thường theo tỷ lệ.

Trong trường hợp giá trị tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhỏ hơn hoặc bằng mức khấu trừ thì Bên B không có nghĩa vụ bồi thường cho tổn thất này.

Trong trường hợp giá trị tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm lớn hơn mức khấu trừ thì bên B có nghĩa vụ trả phần giá trị vượt quá mức khấu trừ quy định.

  1. Phí bảo hiểm: là khoản tiền mà Bên A phải đóng cho Bên B theo thời hạn và phương thức do các Bên thỏa thuận trong HĐBH.
  2. Bên thứ ba: là tất cả cá nhân / pháp nhân hoặc tổ chức không phải là Người được bảo hiểm (Bên A) và Người bảo hiểm (Bên B).
  3. Ngày: là ngày dương lịch, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần.
  4. Pháp luật: được hiểu là toàn bộ các quy định pháp luật của Việt Nam có liên quan đến các nội dung, quy định tại Hợp đồng này và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế tại từng thời điểm.
  5. Mức khấu trừ: là mức trách nhiệm chia sẻ của NĐBH đối với nhà bảo hiểm gốc khi xảy ra bồi thường bảo hiểm. Nhà bảo hiểm gốc sẽ miễn trừ trách nhiệm khi tổn thất nằm dưới mức khâu trừ chung.
  6. Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm công cộng ban hành kèm theo Quyết định số 1089/QD-PVIBH ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm PVI
  7. Ngày hồi tố là thời điểm bắt đầu hiệu lực hồi tố. Quy định về thời gian hồi tố có nghĩa là: nếu tổn thất xảy ra đối với bên thứ ba xảy ra trước ngày hồi tố thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm thì các khiếu nại liên quan sẽ nằm ngoài phạm vi bảo hiểm.
  8. Ngày hồi tố thường là ngày trước ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm. Với những đơn bảo hiểm có qui định ngày hồi tố, khiếu nại được lập và được thông báo cho Người được bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm liên quan đến tổn thất xảy ra trước ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm nhưng sau ngày hồi tố sẽ được xem xét bồi thường. Còn những khiếu nại liên quan đến tổn thấy xảy ra trước ngày bắt đầu thời hạn hồi tố sẽ không được xem xét bồi thường
  9. Giấy yêu cầu bảo hiểm : là loại giấy tờ cần thiết được ký tên đóng dấu xác nhận của bên mua bảo hiểm nhằm xác định rõ pháp nhân, nhu cầu thực tế của bên mua để nhà bảo hiểm gốc tiến hành thương thảo thu xếp hợp đồng bảo hiểm.
CÁC GIẤY TỜ LIÊN QUAN

Vui lòng tải về và điền đầy đủ thông tin theo mẫu hoặc liên hệ hotline: 098-038-880 để nhận được thông tin tư vấn nhanh nhất 24/7.

Call Now

gửi tin nhắn

Mục lục