bảo hiểm trách nhiệm

BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP

BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP RỦI RO TƯ VẤN THIẾT KẾ

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế là gì?

Đây là tên gọi chính xác, và loại hình bảo hiểm phức tạp liên quan đến các rủi ro tiềm ẩn trong nghề nghiệp tư vấn thiết kế.

Loại hình bảo hiểm trách nhiệm nghệ nghiệp tư vấn thiết kế của Bảo hiểm PVIcó tác dụng bảo vệ người được bảo hiểm trước các khiếu nai pháp lý của bên thứ 3, trong đó bảo hiểm PVI và khách hàng được hiểu là bên thứ 1 và 2.

Trong muôn vàn loại hình bảo hiểm khác nhau, người mua bảo hiểm sẽ có một câu hỏi chung như:

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế có bắt buộc không?

Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau lật lại nhưng văn bản pháp luật có quy định cụ thể như Nghị định 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Thủ tướng chính phủ, hướng dẫn nguyên tắc đối với loại hình bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn xây dựng:

1) Nhà thầu tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên;

2) Phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng được tính vào giá thành sản phẩm;

3)Thời hạn bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kê đầu tư xây dựng bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc tư vấn đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định của pháp luật;

4) Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm trách nhệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng, số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng giá trị hợp đồng tư vấn thiết kế.

Quay trở lại vấn đề, trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm

Nghề nghiệp tư vấn thiết kế là gì?

 

Rủi ro sai sót trong chuyên môn
Rủi ro sai sót trong chuyên môn

Nghề nghiệp tư vấn thiết kế hay còn được gọi đầy đủ là nghề nghiệp kỹ sư tư vấn thiết kế. Trong đó, các kỹ sư thiết lập, tính toán, vẽ ra các nguyên lý và kết cấu, chi tiết của máy móc hay công trình, thể hiện qua các tài liệu thiết kế (bao gồm các bản vẽ, sơ đồ, bảng biểu và các tài liệu thể hiện khác). Công việc của họ sẽ là tiền đề cho các kỹ sư thi công tạo ra các sản phẩm hoàn thiện cho các ngành nghề khác nhau.

Yêu cầu chung đối với nghề nghiệp của người kỹ sư tư vấn thiết kế đó là đòi hỏi tính cần cù, tỷ mỉ, chính xác trong công việc, vì chỉ cần một phút lơ là, hay một chi tiết rất nhỏ mắc sai sót, cũng có thể gây hậu quả lớn đối với thành phẩm sau này. Bên cạnh đó, nghành nghề tư vấn thiết kế cũng cần có tính sáng tạo, có khả năng tưởng tượng tốt và một kiến thức tổng quan về xã hội thật vững vàng. Kỹ sư tư vấn thiết kế phải nắm chắc chuyên môn, am hiểu thi công, am hiểu thiết kế, biết cách quản lý dự án và tính toán trên các hạng mục, đồng thời cũng phải có kiến thức về Luật pháp. Ngoài ra, khả năng giao tiếp, thuyết trình trôi chảy, có tính thuyết phục cao cũng là yêu cầu khá quan trọng, giúp họ thuyết phục được nhà đầu tư tin tưởng vào bản vẽ và dự án thiết kế mà mình dày công sáng tạo. Vì vậy bạn lời khuyên cho bạn là luôn luôn lựa chọn kỹ càng một công ty bảo hiểm uy tín để trao gửi niềm tin của mình.

Câu hỏi thường gặp

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế có bắt buộc không

Có, như đã nêu ở phần đối tượng tham gia bảo hiểm, theo Điều 23 Thông tư 329/2016/TT-BTC quy định rõ các bên mua bảo hiểm bắt buộc trong dự án công trình xây dựng có bao gồm nhà thầu tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, kiến trúc sư.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư cũng được tính và áp dụng như bảo hiểm trách nhiệm rủi ro tư vấn thiết kế.

Phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

Phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp = Tỷ lệ phí * Mức trách nhiệm bảo hiểm
Mức trách nhiệm bảo hiểm tùy chọn tối đa tới 200 tỷ đồng.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tiếng anh là gì

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong tiếng Anh là Professional liability Insurance.
Bảo vệ doanh nghiệp và các cá nhân đối với các trách nhiệm dân sự phát sinh từ hành động sơ suất có thể dẫn đến bị kiện tụng hay bồi thường với chi phí cao.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong xây dựng

Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng;
Bảo hiểm đối với vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công, người lao động;
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba;
Bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng.

Tỷ lệ phí bảo hiểm trách nhiệm tư vấn xây dựng thông thường

Mức phí theo thỏa thuận. Đối với mức phí cho bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho tư vấn xây dựng, mức phí giao động rất đáng kể lên đến 3% giá trị hợp đồng tư vấn xây dựng, tùy theo yêu cầu và khả năng chi trả của Chủ đầu tư và Nhà thầu Tư vấn.

tư vấn giám sát tiếng anh là gì

Tư vấn giám sát tiếng Anh là supervision consultants.

Quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 38/2014/TT-BTC, doanh nghiệp thẩm định giá phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp để tạo nguồn chi trả bồi thường thiệt hại (nếu có) do doanh nghiệp thẩm định giá gây ra cho người sử dụng kết quả thẩm định giá

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư là một loại hình bảo hiểm trách nhiệm khác dành cho đối tượng là luật sư nói chung. Mời bạn tham khảo thêm bào viết về Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư của PVI tại website chính thức.

4.8/5 - (23 Đánh giá)
Đối tượng tham gia bảo hiểm trách nhiệm PVI Hà Nội

Đối tượng tham gia bảo hiểm trách nhiệm PVI

Đối tượng tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế là các lĩnh vực ngành nghề cụ thể thuộc mã ngành 7110.

Mã ngành 7110 gồm những gì chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người muốn giải đáp nhất. Thực chất, lĩnh vực hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan thuộc nhóm mã ngành nghề: 711 – 7110 hay còn gọi tắt là mã ngành 7110. Mã ngành 7110 này bao gồm việc cung cấp các dịch vụ kiến trúc, dịch vụ xây dựng, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ phác thảo, dịch vụ kiểm định xây dựng. Chi tiết mã ngành 7110 như sau:

  • Dịch vụ tư vấn kiến trúc gồm: thiết kế và phác thảo công trình; lập kế hoạch phát triển đô thị và kiến trúc cảnh quan.
  • Thiết kế máy móc và thiết bị.
  • Thiết kế kỹ thuật và dịch vụ tư vấn cho các dự án liên quan đến kỹ thuật dân dụng, kỹ thuật đường ống, kiến trúc giao thông.
  • Giám sát thi công xây dựng cơ bản.

Ngoài ra một số lĩnh vực đặc thù khác có thể xem xét để mua bảo hiểm như:

  • Tư vấn thiết kế không gian mạng internet
  • Tư vấn thiết kế phần mềm
  • Tư vấn thiết kế app, mobile app
  • Tư vấn thiết kế giải pháp tài chính
  • Tư vấn thiết kế hạ tầng kết nối cơ sở dữ liệu IT
  • Tư vấn thiết kế game, đồ họa 3D, 4D
  • Tư vấn thiết kế thời trang
Phạm vi bảo hiểm trách nhiệm PVI Hà Nội

Phạm vi bảo hiểm trách nhiệm PVI

Theo quy tắc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp rủi ro tư vấn và thiết kế ban hành kèm theo Quyết định số 44/QĐ-PVIBH ngày 31 tháng 07 năm 2011 của Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm PVI.

Trong đó, Tổng công ty Bảo hiểm PVI sẽ bồi thường tổn thất cho:

  • Các trách nhiệm pháp lý phát sinh bởi bất kỳ khiếu nại đòi bồi thường nào được lập lần đầu tiên nhằm chống lại NĐBH và được thông báo cho Bảo hiểm PVI trong thời hạn bảo hiểm do sự bất cẩn, sai sót hay thiểu sót của NĐBH trong khi thực hiện các công việc chuyên môn hay các trách nhiệm phát sinh từ công việc chuyên môn.

Các chi phí, phí tổn phát sinh trong quá trình bào chữa hay giải quyết khiếu nại theo như Quy tắc bảo hiểm với điều kiện tổng các chi phí gộp lại không quá hạn mức trách nhiệm bồi thường và các khoản chi phí này sẽ được tính theo tỷ lệ tương ứng giữa số tiền phải trả để giải quyết khiếu kiện đó với giới hạn bồi thường.

Số tiền bảo hiểm trách nhiệm PVI là bao nhiêu?

Số tiền bảo hiểm trách nhiệm PVI

Số tiền bảo hiểm là mức trách nhiệm linh hoạt theo yêu cầu của người mua bảo hiểm, thông thường các mức trách nhiệm cơ bản tại các dự án được quy định ở mức từ 10 tỷ – 50 tỷ đồng.

Nếu bạn chưa biết nên lựa chọn mức trách nhiệm bảo hiểm là bao nhiêu cho hợp lý thì chắc chắn bạn nên liên hệ ngày với chuyên viên của bảo hiểm pvi để được làm rõ nhé.

biểu phí bảo hiểm trách nhiệm bao nhiêu mỗi tháng

Biểu phí bảo hiểm trách nhiệm PVI

Như đã nêu trên, biểu phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế sẽ linh hoạt và xác định cụ thể theo từng dự án, từng tính chất công việc của NĐBH.

quyền lợi bảo hiểm trách nhiệm PVI tối đa là bao nhiêu tiền

Quyền lợi bảo hiểm trách nhiệm PVI

  • Các trách nhiệm pháp lý phát sinh bởi bất kỳ khiếu nại đòi bồi thường nào được lập lần đầu tiên nhằm chống lại NĐBH và được thông báo cho Bảo hiểm PVI trong thời hạn bảo hiểm do sự bất cẩn, sai sót hay thiểu sót của NĐBH trong khi thực hiện các công việc chuyên môn hay các trách nhiệm phát sinh từ công việc chuyên môn.
  • Các chi phí, phí tổn phát sinh trong quá trình bào chữa hay giải quyết khiếu nại theo như Quy tắc bảo hiểm với điều kiện tổng các chi phí gộp lại không quá hạn mức trách nhiệm bồi thường và các khoản chi phí này sẽ được tính theo tỷ lệ tương ứng giữa số tiền phải trả để giải quyết khiếu kiện đó với giới hạn bồi thường.
hướng dẫn Quy trình bồi thưởng bảo hiểm trách nhiệm PVI Hà Nội

Hướng dẫn quy trình bồi thưởng bảo hiểm trách nhiệm PVI

Khi nhận được khiếu nại từ Bên thứ ba, NĐBH có trách nhiệm thông báo ngay cho PVI:

Phía Bắc (từ Đà Nẵng trở ra Hà Nội):
Trung tâm CSKH Bảo hiểm PVI Phía Bắc

Tầng 19, Tòa nhà PVI Tower, số 1 Phạm Văn Bạch, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: (024)3768.2999 – Fax: (024)3795.5625

Phía Nam (từ Quảng Nam trở vào TP.HCM):
Trung tâm CSKH Bảo hiểm PVI Phía Nam
Tầng 1, Tòa nhà PV Gas Tower, 673 Nguyễn Hữu Thọ, Phước Kiển, Nhà Bè, TP.HCM.
ĐT: (028)6290.9118 – Fax: (028)6290.9108

Hotline: 1900 54 54 58

các trường hợp loại trừ bảo hiểm trách nhiệm PVI

Các trường hợp loại trừ bảo hiểm trách nhiệm PVI

Bảo hiểm Trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế sẽ không bảo hiểm cho:

  1. Khiếu nại trước thời hạn bảo hiểm
  2. Sự gian dối và không trung thực, hành vi tội phạm hay ác ý của NĐBH
  3. Thực hiện chuyên môn sai với hoạt động hành nghề thông thường
  4. Sự lợi dụng chức vụ của Giám đốc công ty hay người ủy quyền để thực hiện đảm nhận công việc một mình.
  5. Tổn thất phát sinh từ các khoản nợ thương mại hoặc cam kết nợ bên ngoài của NĐBH
  6. Tổn thất liên quan đến việc thực hiện hoặc thay mặt bởi các Thành viên gia đình trừ khi người đó hành động mà không có sự trực tiếp hay gián tiếp xui khiến hoặc phối hợp của NĐBh
  7. Nghĩa vụ với người làm công

8.Vỡ nợ hay giải thể tổ chức

  1. Các điều khoản loại trừ chung theo công ước quốc tế

‑ Điều khoản loại trừ rủi ro khủng bố (NMA 2921)

‑ Điều khoản Cấm vận thương mại quốc tế

‑ Điều khoản loại trừ Amiăng tổng hợp

 

‑ Điều khoản loại trừ các khoản tiền bồi thường theo phán quyết của tòa mang tính trừng phạt (LGT 399) (1994)

‑ Điều khoản loại trừ Rủi ro năng lượng hạt nhân (NMA 1975a) (1994) và SR 482

‑ Điều khoản Làm rõ thiệt hại tài sản

‑ Điều khoản loại trừ rủi ro ô nhiễm và nhiễm bẩn

‑ Loại trừ tổn thất mạng máy tính (LMA5240)

‑ Điều khoản Loại trừ Rủi ro Chiến tranh và Nội chiến (LRMA G51‑Sửa đổi)

‑ Điều khoản Loại trừ Bệnh truyền nhiễm ‑ LMA5394

thuật ngữ thường dùng trong bảo hiểm trách nhiệm PVI Hà Nội

Các thuật ngữ thường dùng trong bảo hiểm trách nhiệm

  1. Hợp đồng bảo hiểm (Viết tắt là HĐBH): là sự thỏa thuận giữa Bên A và Bên B, theo đó Bên A phải đóng phí bảo hiểm và Bên B phải trả tiền bảo hiểm cho Người thụ hưởng hoặc bồi thường cho Bên A khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Các tài liệu của HĐBH bao gồm:
  • Bản câu hỏi đánh giá rủi ro và Giấy yêu cầu bảo hiểm của Bên A theo mẫu của Bên B kê khai đầy đủ, trung thực thông tin và hợp lệ (ngày tháng, chữ ký của người ký có thẩm quyền).
  • Quy tắc bảo hiểm, các điều khoản bổ sung (nếu có).
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm số
  • Các Phụ lục Hợp đồng bảo hiểm, Sửa đổi bổ sung (nếu có).
  1. Giấy Chứng nhận bảo hiểm (Viết tắt là GCNBH): Là văn bản tóm tắt các thông tin xác nhận bảo hiểm do Bên B phát hành trên cơ sở thông tin và yêu cầu của Bên A cung cấp.
  2. Quy tắc bảo hiểm: là văn bản do Tổng công ty Bảo hiểm PVI ban hành quy định chi tiết về điều kiện, điều khoản bảo hiểm và các điểm loại trừ áp dụng.
  3. Điều khoản bổ sung: là các thỏa thuận bằng văn bản được đính kèm theo HĐBH để mở rộng, thu hẹp và làm rõ phạm vi bảo hiểm đã được quy định hoặc chưa được quy định trong Quy tắc bảo hiểm và/hoặc các tài liệu của HĐBH.
  4. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm: là những trường hợp quy định Bên B không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
  5. Người thụ hưởng bảo hiểm: là Người được bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân được Bên A chỉ định để nhận tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
  6. Sự kiện bảo hiểm: là sự kiện khách quan thuộc phạm vi bảo hiểm được quy định trong Quy tắc bảo hiểm và Điều khoản bảo hiểm bổ sung (nếu có) quy dịnh tại Hợp đồng này mà khi sự kiện đó xảy ra thì Bên B phải trả tiền bồi thường cho Bên A hoặc Người thụ hưởng bảo hiểm.
  7. Số tiền bảo hiểm: là số tiền mà Bên A yêu cầu bảo hiểm cho các tài sản và trách nhiệm đối với bên thứ 3 của mình và Bên B đồng ý nhận bảo hiểm cho các tài sản và trách nhiệm đó. Đây là giới hạn mức trách nhiệm tối đa mà Bên B phải chi trả cho Bên A theo HĐBH;
  8. Mức khấu trừ: là số tiền tổn thất Bên A phải tự chịu trong mỗi và mọi sự cố xảy ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm và được xác định sau khi áp dụng tất cả các điều kiện và điều khoản khác của HĐBH bao gồm cả điều khoản về bồi thường theo tỷ lệ.

Trong trường hợp giá trị tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhỏ hơn hoặc bằng mức khấu trừ thì Bên B không có nghĩa vụ bồi thường cho tổn thất này.

Trong trường hợp giá trị tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm lớn hơn mức khấu trừ thì bên B có nghĩa vụ trả phần giá trị vượt quá mức khấu trừ quy định.

  1. Phí bảo hiểm: là khoản tiền mà Bên A phải đóng cho Bên B theo thời hạn và phương thức do các Bên thỏa thuận trong HĐBH.
  2. Bên thứ ba: là tất cả cá nhân / pháp nhân hoặc tổ chức không phải là Người được bảo hiểm (Bên A) và Người bảo hiểm (Bên B).
  3. Ngày: là ngày dương lịch, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần.
  4. Pháp luật: được hiểu là toàn bộ các quy định pháp luật của Việt Nam có liên quan đến các nội dung, quy định tại Hợp đồng này và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế tại từng thời điểm.
  5. Mức khấu trừ: là mức trách nhiệm chia sẻ của NĐBH đối với nhà bảo hiểm gốc khi xảy ra bồi thường bảo hiểm. Nhà bảo hiểm gốc sẽ miễn trừ trách nhiệm khi tổn thất nằm dưới mức khâu trừ chung.
  6. Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm công cộng ban hành kèm theo Quyết định số 1089/QD-PVIBH ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm PVI
  7. Ngày hồi tố là thời điểm bắt đầu hiệu lực hồi tố. Quy định về thời gian hồi tố có nghĩa là: nếu tổn thất xảy ra đối với bên thứ ba xảy ra trước ngày hồi tố thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm thì các khiếu nại liên quan sẽ nằm ngoài phạm vi bảo hiểm.
  8. Ngày hồi tố thường là ngày trước ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm. Với những đơn bảo hiểm có qui định ngày hồi tố, khiếu nại được lập và được thông báo cho Người được bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm liên quan đến tổn thất xảy ra trước ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm nhưng sau ngày hồi tố sẽ được xem xét bồi thường. Còn những khiếu nại liên quan đến tổn thấy xảy ra trước ngày bắt đầu thời hạn hồi tố sẽ không được xem xét bồi thường
  9. Giấy yêu cầu bảo hiểm : là loại giấy tờ cần thiết được ký tên đóng dấu xác nhận của bên mua bảo hiểm nhằm xác định rõ pháp nhân, nhu cầu thực tế của bên mua để nhà bảo hiểm gốc tiến hành thương thảo thu xếp hợp đồng bảo hiểm.
CÁC GIẤY TỜ LIÊN QUAN

Vui lòng tải về và điền đầy đủ thông tin theo mẫu hoặc liên hệ hotline: 098-038-880 để nhận được thông tin tư vấn nhanh nhất 24/7.

Call Now

gửi tin nhắn

Mục lục